Thiên Can - Địa Chi

Thiên can là gì, Địa chi là gì, thiên can ngũ hợp, địa chi lục xung, địa chi lục xung, địa chi lục hại, địa chi tam hợp

Thiên Can tượng trưng cho trời


- Âm Dương có 2 phần là Âm và Dương, Ngũ hành có 5 hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên dùng 10 Thiên Can để mô tả




Ngũ hành Âm Dương do cùng dấu, trái dấu mà hợp mà khắc nhau

Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vượng sinh khắc nhau, hợp nhau

Thiên Can dùng để mô tả Âm, Dương, Ngũ hành nên cũng có khắc nhau, hợp nhau

VD: Giáp là Dương Mộc, Canh là Dương Kim nên Giáp Canh xung nhau (xung Âm, Dương trước, khắc ngũ hành sau)

  • Giáp - Canh xung nhau
  • Ất - Tân xung nhau (Ất Âm Mộc, Tân Âm Kim)
  • Bính - Nhâm xung nhau (Bính Dương Hỏa, Nhâm Dương Thủy)
  • Đinh - Quý xung nhau (Đinh Âm Hỏa, Quý Âm Thủy)
  • Mậu - Kỷ xung nhau (do nằm ở giữa, nên tự xung nhau)



Thiên Can Ngũ hợp

  • Giáp (Dương Mộc) -(hợp) Kỷ (Âm Thổ) =(hóa) Thổ 
  • Ất (Âm Mộc) - Canh (Dương Kim) = Kim
  • Bính (Dương Hỏa) - Tân (Âm Kim) = Thủy
  • Đinh (Âm Hỏa) - Nhâm (Dương Thủy) = Mộc
  • Mậu (Dương Thổ) - Quý (Âm Thủy) = Hỏa

Thiên Can hợp nhau mà không hóa được khí thì thành khắc, hóa được khí thì thành phúc


Địa Chi tượng trưng cho đất

- Hành Thổ có 4 phương, 4 hành còn lại mỗi hành có 2 Âm Dương nên ta có 12 Địa Chi để mô tả (thập nhị Địa Chi)

Địa Chi khởi từ Tý thuộc Thủy nặng nên nằm ở dưới, thăng lên theo chiều kim đồng hồ
Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa, nóng nhẹ bay lên trên, Dương thịnh đỉnh thì Âm khởi tại Ngọ



Mùa Xuân gồm 3 tháng 1,2,3 (Dần, Mão, Thìn) tương ứng (Mạnh, Trọng, Quý)
Mùa Hạ gồm 3 tháng 4,5,6 (Tỵ, Ngọ, Mùi)
Mùa Thu gồm 3 tháng 7,8,9 (Thân, Dậu, Tuất)
Mùa Đông gồm 3 tháng 10,11,12 (Hợi, Tý, Sửu)

4 tháng tứ Quý là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
4 tháng tứ Trọng là Tý, Ngọ, Mão, Dậu
4 tháng tứ Mạnh là Dần, Thân, Tỵ, Hợi

Quan hệ Địa Chi tương xung (Địa Chi Lục Xung)

Xung khắc là gì ? 

- Là cùng dấu và khắc Ngũ hành

- Quan hệ Địa Chi tương xung là xung nhau qua tâm
  • Tý (Dương, hành Thủy) và Ngọ (Dương, hành Hỏa) thì xung Dương cùng dấu, Thủy Hỏa khắc nhau nên Tý và Ngọ xung khắc nhau
  • Sửu (Âm, hành Thổ) và Mùi (Âm, hành Thổ) thì- xung nhau cùng dấu Âm, cùng hành Thổ ở giữa nên cũng khắc nhau
  • Dần (Dương, hành Mộc) và Thân (Dương, hành Kim) thì xung nhau cùng dấu Dương, Kim khắc Mộc nên Dần - Thân xung khắc nhau
  • Mão (Âm, hành Mộc) và Dậu (Âm, hành Kim) thì xung nhau cùng dấu Âm, Kim khắc Mộc nên Mão - Dậu cũng xung khắc nhau
  • Thìn (Dương, hành Thổ) và Tuất (Dương, hành Thổ) thì xung nhau cùng dấu Dương, cùng hành Thổ nên cũng khắc nhau
  • Tỵ (Âm, hành Hỏa) và Hợi (Âm, hành Thủy) thì xung nhau cùng dấu Âm, Thủy Hỏa khắc nhau nên Tỵ - Hợi xung khắc nhau

Quan hệ Địa Chị tương hợp (Địa Chi Lục Hợp)

Địa Chi Lục hợp (hay Nhị hợp, trái dấu nên hợp nhau)
  1. Tý - Sửu hợp nhau
  2. Dần - Mão hợp nhau
  3. Thìn - Tỵ hợp nhau
  4. Ngọ - Mùi hợp nhau
  5. Thân - Dậu hợp nhau
  6. Tuất - Hợi hợp nhau
Địa Chi Lục hại (là quan hệ gây hãm hại, tổn hại, tổn thương nhau)
  1. Tý - Ngọ xung nhau mà Tý - Sửu hợp nhau nên Ngọ - Sửu hại nhau
  2. Tý - Mùi hại nhau
  3. Thân - Hợi hại nhau
  4. Dậu - Tuất hại nhau
  5. Tỵ - Dần hại nhau
  6. Thì - Mão hại nhau
Địa Chi Tam hợp (cách nhau 4 Chi là hợp)
  • Thân - Tý - Thìn tam hợp
  • Tỵ - Dậu - Sửu tam hợp
  • Hợi - Mão - Mùi tam hợp
  • Dần - Ngọ - Tuất tam hợp
Thân - Tý - Thìn tam hợp đứng trước là Thân nên gọi tam hợp này là tam hợp Thân, có Thân sinh ra tam hợp này, tương tự Tỵ, Hợi, Dần

Vì Thân, Tỵ, Hợi, Dần sinh ra tam hợp nên Dần, Thân, Tỵ, Hợi được gọi là Tứ Sinh (tức sinh ra)

Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì đứng ở giữa trong tam hợp, nên lấy Ngũ hành của Tý, Ngọ, Mão, Dậu làm Ngũ hành cho tam hợp gọi là Tứ Chính

VD: Thân - Tý - Thìn có Tý có Ngũ hành là Thủy nên tam hợp Thân - Tý - Thìn là tam hợp Thủy
tương tự:
Tỵ - Dậu - Sửu tam hợp Kim
Hợi - Mão - Mùi tam hợp Mộc
Dần - Ngọ - Tuất tam hợp Hỏa

Thìn, Sửu, Mùi, Tuất gọi là Tứ Mộ

Tam hợp không hóa được khí thì thành tam tai

Trong mối mối quan hệ tam hợp nếu chỉ tồn tại 2 chi thì được gọi bán tám hợp

vd: trong tam hợp Dần - Ngọ - Tuất nếu chỉ có Dần - Ngọ hoặc Ngọ - Tuất thì được gọi là bán tam hợp, nhưng Dần - Tuất thì không được chỉ hợp 1/3